Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2021

PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ MÙA HÈ TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH

Hình ảnh
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ MÙA HÈ TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH Trước tình hình cháy nổ phức tạp trong thời gian vừa quan trên địa bàn TP. HCM, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, Phòng PC07 Công an TP.HCM khuyến cáo đến người dân 15 biện pháp phòng chống cháy nổ trong hộ gia đình như sau:  1.  Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng  dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ. 2. Ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu … phải kín. Không để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí độc khi nổ máy. 3. Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường trần, vách ngăn hạn chế cháy lan. 4.  Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm. 5.  Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung t

NGUY CƠ CHÁY NỔ MÙA KHÔ NÓNG

Hình ảnh
NGUY CƠ CHÁY NỔ MÙA KHÔ NÓNG Hàng năm vào mùa nắng nóng (từ tháng 3 đến tháng 8) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn nắng nóng cao độ thường xuyên rất dễ xảy ra những vụ cháy gây hậu quả lớn. Thời tiết oi bức nắng nóng, nhu cầu sử dụng thiết bị điện gia tăng dễ dẫn đến hiện tượng quá tải, chập mạch, làm tăng nguy cơ xảy ra các vụ cháy nổ. Trong những ngày hè, nhiệt độ miền Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng luôn duy trì ở mức cao, giao động khoảng 35 độ C. Nắng nóng làm tăng nguy cơ các vụ cháy nổ gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Thời tiết oi bức, nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt với các thiết bị làm mát công suất lớn, tiêu thụ điện cao như: Điều hòa, quạt điều hòa, máy lạnh… tăng đột biến, nhiều hộ gia đình trang bị thêm các thiết bị làm mát mà quên tính toán tới sự an toàn của lưới điện nên dễ dẫn đến hiện tượng quá tải chập mạch làm tăng nguy cơ xảy ra các vụ cháy nổ. Hệ thống đường dây tải điện tại nhiều khu vực, nhất là khu vực đông dân cư,

Hệ thống chữa cháy tự động Package

Hình ảnh
Hệ thống chữa cháy tự động Package Hệ thống chữa cháy tự động Package là một hệ thống chữa cháy có thể thay thế hệ thống Sprinkler, đã được phát triển tại Nhật Bản từ năm 1988 và hiện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Ngày 06/06/1987, một vụ cháy nghiêm trọng đã xảy ra tại viện dưỡng lão Shoujuen (diện tích 2.014m2) ở thành phố Higashimurayama, ngoại ô Tokyo. Ngọn lửa cướp đi 17 sinh mạng và khiến 25 người khác bị thương. Vụ cháy này đã khiến Chính phủ Nhật Bản phải xem xét lại yêu cầu về các biện pháp phòng cháy chữa cháy đang được áp dụng đối với bệnh viện và cơ sở phúc lợi xã hội, những nơi luôn có rất nhiều người không có khả năng tự thoát nạn khi có cháy xảy ra. Ngày 01/04/1988, Chính phủ Nhật Bản ban hành bản sửa đổi Pháp lệnh thi hành Luật Phòng cháy chữa cháy, theo đó các bệnh viện và cơ sở phúc lợi xã hội có diện tích từ 1.000m2 trở lên bắt buộc phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler (thay cho quy định trước đó là 6.000m2). Điều này đặt ra vấn đề về đả

BIỆN PHÁP CHỐNG SÉT BẢO VỆ AN TOÀN CON NGƯỜI

Hình ảnh
BIỆN PHÁP CHỐNG SÉT BẢO VỆ AN TOÀN CON NGƯỜI SÉT LÀ GÌ? Sét sinh ra từ các đám mây vũ tích hay còn gọi là mây dông, là loại mây thường có độ cao chân mây từ 1 đến 2 km (0.62 đến 1.24 dặm) tính từ mặt đất và độ cao đỉnh mây có thể tới 15 km (9.3 dặm). Có khoảng 16 triệu cơn dông mỗi năm. Nếu có đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng... thì các luồng dẫn sét sẽ hình thành và xảy ra sự phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh. Tia sét gây ra tiếng sấm, nó chính là âm thanh của sóng xung kích khi không khí tại những vùng lân cận nơi phóng điện giãn nở mạnh do chịu áp suất tăng đột ngột. Lý do sét hình thành và nguồn gốc của nó, về mặt chi tiết vẫn là một vấn đề còn đang tranh luận: Các nhà khoa học đã nghiên cứu các nguồn gốc khác nhau như gió, độ ẩm, ma sát và áp thấp khí quyển cho đến ảnh hưởng của gió mặt trời và các hạt tích điện trong năng lượng mặt trời. Các tinh thể băn